TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH VÀ DI SẢN KIẾN TRÚC

ARCHITECTUAL VESTIGE AND HERITAGE CONSERVATION CENTER

Tầng 4, Số 389 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Điện thoại: (024) 32321461      Email: ttbt.baotonditich@gmail.com    

 

Giám đốc: KTS Chu Minh Tú

Giám đốc: KTS Chu Minh Tú

DEF_9393

Phó Giám đốc : KTS Trịnh Ngọc Thọ

I/ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Trung tâm Bảo tồn di tích và di sản kiến trúc là đơn vị trực thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia, có trụ sở chính tại số 389 phố Đội Cấn, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Trung tâm Bảo tồn di tích và di sản kiến trúc thực hiện chức năng của Viện tham gia các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ tư vấn, thi công bảo tồn di tích, di sản kiến trúc; hợp tác về công tác bảo tồn kiến trúc trong nước và quốc tế; tham gia nghiên cứu phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực được phân công. Trung tâm Bảo tồn di tích và di sản kiến trúc là đơn vị sự nghiệp có thu, hạch toán phụ thuộc, được khắc con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo sự uỷ quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia và quy định của pháp luật.

II/ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

1. Lập và trình Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia kế hoạch dài hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác của Trung tâm.

2. Tổ chức nghiên cứu bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các di tích, di sản kiến trúc; điều tra, khảo sát và lập hồ sơ các di tích, di sản kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hỏa, nghệ thuật; nghiên cứu thiết kế điển hình, thiết kế mẫu công trình kiến trúc.

3. Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về: Phục chế, bảo tồn, tu bổ và tồn tạo các di sản kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào công tác tư vấn thiết kế, xây dựng thực nghiệm cho các công trình di sản kiến trúc và di tích lịch sử văn hóa.

4. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội thảo, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trùng tu di tích, di sản kiến trúc, bảo tàng kiến trúc trong nước và quốc tế.

5. Phối hợp, tham gia đề xuất và thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng hàng năm.

6. Tổ chức sưu tầm, thu thập, bảo quản, chế tạo mô hình và trưng bày tư liệu kiến trúc, mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị văn hoá nghệ thuật của Việt Nam và thế giới, các công trình di tích và di sản kiến trúc…

7. Ứng dụng, hợp tác, khai thác kết quả nghiên cứu vào công tác tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa, công trình mỹ thuật, công trình di tích và di sản kiến trúc.

8. Tổ chức thực hiện công tác tư vấn và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, thiết kế nội thất và cảnh quan, phát triển đô thị và nông thôn trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc bao gồm:

8.1. Lập quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành bảo tồn di tích, di sản; thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; lập quy ché quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho các khu vực có các di tích, di sản kiến trúc, các danh thắng quốc gia đặc thù;

8.2. Tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự án và thiết kế xây dựng công trình, công trình văn hóa, các công trình di tích, di sản kiến trúc, các danh thắng quốc gia đặc thủ; khảo sát địa chất, địa hình, môi trường; tư vấn thẩm tra thiết kế và tổng dự toán các công trình xây dựng, công trình văn hóa, các công trình di tích, di sản kiến trúc, các danh thắng quốc gia đặc thù;

8.3. Tư vấn thi tuyển kiến trúc và quy hoạch, tư vấn mời thầu và đấu thầu, tư vẫn quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng, công trình văn hóa, các công trình di tích, di sản kiến trúc, các danh thắng quốc gia đặc thù;

8.4. Tổ chức thí nghiệm, giám sát, giám định chất lượng công trình xây dựng; tư vấn đánh giá tác động môi trường liên quan đến công trinh văn hóa; công trình kiến trúc di tích, di sản kiến trúc; các danh thắng quốc gia đặc thù;

8.5. Khảo sát, tư vấn thiết kế, thẩm tra, giám sát công trinh tượng đài, tranh hoành tráng, phù điêu trang trí và thi công mô hình sa bàn.

9. Tổ chức xây dựng thực nghiệm; tư vấn, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong thiết kế và thi công các công trình văn hóa, công trình kiến trúc di tích, di sản, danh thắng quốc gia đặc thủ.

10. Tổ chức kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng các sản phẩm tư vấn, nghiên cứu khoa học theo phân cấp quản lý và quy chế của Viện.

11. Tổ chức thi công xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, thi công nội, ngoại thất công trình xây dựng; thi công phục chế, sửa chữa, trùng tu, bảo tồn công trình di tích, thi công các công trình văn hóa, mỹ thuật, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng.

12. Được sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho Viện Kiến trúc Quốc gia.

13. Quản lý, sử dụng tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, được ký Hợp đồng lao động khi có sự phê duyệt của Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia; VIỆN thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, người lao động, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Kiến trúc Quốc gia.

14. Quản lý tài chính, tài sản được giao, quản lý các hoạt động có thu của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Kiến trúc Quốc gia.

15. Thống kê, báo cáo hoạt động của Trung tâm theo quy định của Viện.

16. Cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị theo định kỳ trên Website của Viện.

17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia giao, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

 

III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Các đơn vị trực thuộc:

1.1. Trung tâm Bảo tồn di tích và di sản kiến trúc bao gồm phòng chức năng và các phòng chuyên môn, chuyên ngành trực thuộc, cụ thể như sau:

– Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;

– Phòng Tư vấn Bảo tồn di tích và Di sản kiến trúc 1;

– Phòng Tư vấn Bảo tồn di tích và Di sản kiến trúc 2;

– Phòng Tư vấn kiến trúc dân dụng;

– Phòng Kỹ thuật thi công bảo tồn.

1.2. Phòng chức năng và các phòng chuyên môn, chuyên ngành trực thuộc Trung tâm có cấp trưởng, một số cấp phó và các viên chức, người lao động chuyên môn nghiệp vụ;

1.3. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng trực thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm đề xuất trình Viện trưởng xem xét và phê duyệt.

2. Lãnh đạo Trung tâm:

2.1. Trung tâm Bảo tồn di tích và di sản kiến trúc có Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động, biệt phái theo quy định của Đảng và pháp luật;

2.2. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công;

2.3. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm, Giám đốc có trách nhiệm lập kế hoạch công tác, xây dựng kế hoạch người làm việc của đơn vị cho từng giai đoạn, hàng năm; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị trình Viện trưởng phê duyệt, quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ và các quy chế khác của đơn vị: ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong đơn vị và báo cáo Viện trưởng; chỉ đạo, quản lý các hoạt động của đơn vị bảo đảm hiệu quả và đúng các quy định của pháp luật;

2.4. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích và di sản kiến trúc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động trong đơn vị các chức danh cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc sau khi đề xuất, trình Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia xem xét và phê duyệt. Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về toàn bộ hoạt động của đơn vị, cấp phó đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.

(Trích Quyết định số: 80/2023/QĐ-VKTQG ngày 28/08/2023 của Viện Kiến trúc Quốc gia)

CÔNG VIỆC ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI:

– Thực hiện một số hạng mục 4,5,7 thuộc đồ án Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa – tỷ lệ 1/2000

– Thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học (Nhóm dự án bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc Chùa, Am Tháp) phục vụ việc lập dự án tổng thể mở rộng và phát triển di tích Yên Tử thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

– Lập Dự án đầu tư xây dựng Tu bổ, Tôn tạo khu di tích Lịch sử Văn hóa Chùa Dầu, xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

– Lập dự án ĐTXD & hồ sơ TKTC công trình Bảo tồn, tôn tạo di tích Đình Mống & Đình Lá, xã Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

– Thực hiện công việc Tư vấn lập dự án ĐTXD & thiết kế thi công Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Yên Nhân. (Địa điểm: Thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội)

– Thực hiện Lập Báo cáo KTKT; Lập Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình Tu bổ, Tôn tạo khu lăng mộ vua Lê Đại Hành – cố đô Hoa Lư – Ninh Bình.

– Thực hiện công việc Tư vấn lập dự án ĐTXD & thiết kế thi công công trình: tu bổ, tôn tạo khu di tích đình Cầu Cả -Cổ Loa -Hà Nội.

– Thực hiện công việc Tư vấn lập Đề án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích LS-VH-CM trên địa bàn huyện Mê Linh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

– Tu bổ tôn tạo di tích Đền An Dương Vương – Cổ Loa – Đông Anh – Thành Phố Hà Nội.

– Tu bổ tôn tạo di tích Đình Cầu Cả – Cổ Loa – Đông Anh – Thành Phố Hà Nội.

– Tu bổ tôn tạo di tích Điếm Xúm Vang – Cổ Loa – Đông Anh – Thành Phố Hà Nội.

CÁC GIẢ THƯỞNG, THÀNH QUẢ, SỰ KIỆN…

– Bài viết “Nguyên tắc nào để ứng xử với kiến trúc gốc của Di tích” đăng trongTạp chí Kiến trúc Số 106 tháng 06/2008

– Tham gia gói thầu 4,5,7 QHCT bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa  ( tổng giá trị hợp đồng khoảng 3,0 tỷ đồng, đã thực hiện được giá trị đạt 2,4 tỷ đồng ).

– Viết bài tham gia Hội thảo “Nhận diện khu di tích Cổ Loa & Thành Cổ Hà Nội” tháng 9/2009.

– Viết bài Nghiên cứu QH bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa cho Tuyển tập Nghiên cứu khoa học năm 2010.

– Viết bài “Những vấn đề khi lập QH bảo tồn khu di tích Cổ Loa” được đăng trong Tạp chí Quy họach -Số 48 tháng 02/2011

– Viết bài “Tổ chức không gian kiến trúc nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các khu DTLSVH” được đăng trong Tạp chí Quy họach -Số 49 tháng 04/2011.

Cổng chốt hướng Đông - Dự án Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Cổng chốt hướng Đông – Dự án Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

Quy hoạch chi tiết khu vực I & II Đền thờ Hai Bà Trưng, Mê Linh, Vĩnh Phúc

Quy hoạch chi tiết khu vực I & II Đền thờ Hai Bà Trưng, Mê Linh, Vĩnh Phúc

Tu bổ tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá đền Thung Lau, Ninh Bình

Tu bổ tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá đền Thung Lau, Ninh Bình

Yentu-BacGiang-1

Tháp chuông chùa tây Yên Tử – Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Tu-duong-NamDinh-1

Công trình Từ đường, Hải Hậu, tỉnh Nam Định

MuongPhang-DB-VNG-1

Nhà thờ Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP – tại Mường Phăng – tỉnh Điện Biên

BLS-Diachat-BatXat-LaoCai-QH

Dự án tu bổ, tôn tạo nhà bia liệt sỹ Địa chất – CN mỏ đồng Sin Quyền, Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Chua-AoChau-PhuTho-1

Dự án Ao Châu – Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

CongDen-DongCuong-YenBai

Cổng Đền Đông Cuông, Văn Yên, tỉnh Yên Bái